Thuyết Internet Chết: Sự Thật Về Một Thế Giới Mạng Bị Thao Túng Bởi AI và Bot?

Trong kỷ nguyên số, internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Từ việc cập nhật tin tức, kết nối với bạn bè, đến mua sắm trực tuyến và giải trí, mạng internet đã thay đổi cách chúng ta tương tác với thế giới. Tuy nhiên, ẩn sau sự tiện lợi và kết nối đó là một thực tế đáng lo ngại: internet đang ngày càng bị chi phối bởi các hệ thống tự động và nội dung do AI tạo ra.

 

Thuyết Internet Chết là gì? 

 

Thuyết Internet Chết cho rằng phần lớn lưu lượng truy cập, bài viết và người dùng trên internet hiện nay đã bị thay thế bởi bot và nội dung do AI tạo ra, dẫn đến việc con người không còn có vai trò quyết định trong việc định hướng sự phát triển của internet.

 

Giả thuyết cho rằng internet đã “chết” vào khoảng cuối năm 2016, đầu năm 2017. Điều này có vẻ khó tin vào thời điểm đó, nhưng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của AI, nó đang dần trở thành sự thật. Sự thật là, phần lớn nội dung được cho là do con người tạo ra thực chất được sản sinh bởi trí tuệ nhân tạo. Các tài khoản tương tác với nội dung đó cũng có vẻ như được quản lý bởi AI, tạo ra một vòng luẩn quẩn của tương tác ảo, lặp đi lặp lại không có mục tiêu rõ ràng và không còn sự tham gia của con người nữa.

 

 

Ngoài việc AI và bot, còn có những yếu tố khác góp phần làm internet “chết” như sự độc quyền của các công ty công nghệ lớn, sự gia tăng của quảng cáo và thông tin sai lệch, lỗ hổng trong quyền riêng tư và an ninh mạng. Tuy nhiên bài viết này sẽ tập trung vào nguyên nhân chính: Một thế giới mạng đầy rẫy bot và AI.

 

Dấu hiệu đáng lo ngại về sự hiện diện của bot và AI trên mạng

 

Những con số báo động:

 

  • Năm 2023, 49.6% tổng lưu lượng internet được tạo ra bởi bot (theo Bad Bot Report)
  • Năm 2022, con số này là 47.4%.
  • Chỉ 52.6% lưu lượng web được tạo ra bởi con người.
  • 30% lưu lượng tự động được tạo ra bởi các bot độc hại.
  • 17.3% lưu lượng internet được tạo ra bởi bot tốt.
  • 66.6% bot độc hại rất khó phát hiện.
  • Hơn một nửa số bot độc hại là những bot tinh vi.
  • Khoảng 33.4% bot độc hại được phân loại là đơn giản.
  • Khoảng 15.4% bot độc hại có khả năng đe dọa ở mức độ vừa phải.

 

(Nguồn: Security Magazine)

 

Nội dung trùng lặp: Bạn có để ý thấy những bài đăng giống nhau, những tấm ảnh giống nhau, và những comment giống nhau được đẩy viral và đăng lại suốt nhiều năm qua? Các nội dung này rất có thể được đẩy tương tác từ các “trang trại bot” ở đâu đó quanh chúng ta.

 

 

Thông tin sai lệch lan truyền: Những tài khoản giả với số lượng followers cao, khiến người thật tin tưởng, thường xuyên phát động thông tin sai lệch được thổi phồng bởi quy mô lớn các bot khác. Không thiếu trường hợp các tin giả do bot tạo ra trên các nền tảng mạng xã hội được nhiều người dùng thật khác tin và chia sẻ lại. 

 

Ví dụ thực tế: Một bài đăng đang thu hút sự chú ý trên X đã so sánh âm thanh của tiếng Kazakh với “một động cơ diesel cố gắng khởi động trong mùa đông,” và hiện có hơn 24.000 lượt thích cùng 2.000 lượt chia sẻ. 

 

 

Tuy nhiên, việc liệu caption này có liên quan hay không vẫn là một điều khó nói, vì video đã được tải lên mà không có âm thanh, khiến nhiều người dùng nghi ngờ rằng các bot đang tự động tương tác với bài viết này. 

 

Sự việc này đã dẫn đến việc người dùng X chia sẻ lại video và tuyên bố rằng nền tảng trước đây gọi là Twitter đang gặp vấn đề. Đây đang trở thành một chủ đề nóng trên trang mạng xã hội này. 

Người dùng từ lâu đã thường xuyên bày tỏ lo ngại về sự gia tăng các comment không có giá trị, có vẻ như do AI tạo ra, đã tràn ngập X. Một số lượng lớn bot đã xuất hiện trên trang web, khiến cho các chuỗi bình luận trở thành những lời khen ngợi sáo rỗng của những người không rõ danh tính. 

 

Mặc dù vẫn còn những phản hồi hài hước và độc đáo từ những người dùng thực, nhưng sự gia tăng của bot đang làm giảm chất lượng trải nghiệm của người dùng. Một số người còn chỉ ra rằng không chỉ X mà công nghệ AI cũng đang được sử dụng để tự động tạo ra mô tả sản phẩm trên Amazon.

 

Sự gia tăng nhanh chóng của nội dung do AI tạo ra đã được dự đoán từ khi công nghệ này ra đời, và những dự đoán đó đang dần trở thành hiện thực. 

 

Tác động của AI và bot đến tương tác và cộng đồng trực tuyến 

 

Suy giảm chất lượng tương tác: AI tạo ra những cuộc trò chuyện rỗng tuếch, thiếu đi sự chân thành và chiều sâu, dẫn đến sự mất kết nối giữa con người. Những nội dung do AI tạo ra thường thiếu đi sự độc đáo và cá tính, làm giảm tính thu hút và sự hấp dẫn của các diễn đàn trực tuyến. 

 

Phân cực xã hội: AI được sử dụng để lan truyền thông tin sai lệch, kích động thù hận và chia rẽ cộng đồng. Các bot được lập trình để tạo ra những phản hồi gây thù địch, tăng cường sự phân biệt đối xử và làm gia tăng sự thù hận trên mạng. 

 

Thay đổi bản chất của cộng đồng trực tuyến: Sự thống trị của AI và bot làm thay đổi bản chất của các cộng đồng trực tuyến, biến chúng thành những không gian ảo với sự tham gia ngày càng giảm của con người. 

 

Những nỗ lực chống lại sự thống trị của AI và bot 

 

Các trang web mạng xã hội luôn thực hiện các biện pháp để chặn bot spam và vẫn đang làm như vậy, ngay cả khi bot đang phát triển, được hỗ trợ bởi GenAI: Meta (công ty mẹ của Facebook) cũng đang nỗ lực chống lại bot và thông tin sai lệch trên nền tảng của mình. Họ đã đầu tư vào việc phát triển các công cụ AI để xác định và loại bỏ bot, đồng thời tham gia vào các chương trình đào tạo để nâng cao nhận thức của người dùng về vấn đề này. 

 

Elon Musk, CEO của X (trước đây là Twitter), đã xem xét yêu cầu người dùng X phải trả phí thành viên để ngăn chặn các tổ chức bot và làm giảm sự lan truyền thông tin sai lệch. 

Kết luận 

 

Giả thuyết về một “Internet chết” không thực sự khẳng định rằng phần lớn các tương tác cá nhân của bạn trên Internet là giả, và nó có thể gây tranh cãi. Vẫn có những điều thú vị, hài hước đang xảy ra trực tuyến mọi lúc, nhưng những điều tốt đẹp đang ngày càng khó tìm, và các xu hướng đang bị hoà tan vào các chiến dịch tiếp thị. Tuy nhiên, đó là một lăng kính thú vị để nhìn nhận lại Internet. Internet không còn dành cho con người, bởi con người – đây là ý nghĩa khi Internet mà chúng ta biết và yêu thích. 

 

Giả thuyết này cũng là một lời nhắc nhở để chúng ta nên hoài nghi và tiếp cận mạng xã hội, các trang web với tư duy phê phán, phản biện.  

Chia sẻ bài viết
Nhận xét


  Lưu lại thông tin của tôi cho lần nhận xét tiếp theo

Bài viết khác

Hòa chung không khí rộn ràng của Tết Trung Thu 2024, đại gia đình AMS và DBIZ đã có một ngày hội …

Ngày nay, với sự hỗ trợ của AI tạo sinh (GenAI), tin giả và truyền thông bẩn đã trở nên tinh vi, …

Tại AMS, văn hóa đọc sách luôn được khuyến khích và thúc đẩy. Nhằm mục đích lan tỏa tình yêu sách và …